Học ở nhà
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Học ở nhà
Những chỉ dẫn giúp trẻ có thói quen học và làm bài tập về nhà
02/03/2008
CENTEA xin giới thiệu một số chỉ dẫn để các bậc phụ huynh tạo cho con em mình có thói quen học tập và làm bài tập về nhà. Việc hiểu biết và thực hành nghiêm túc các chỉ dẫn này, sẽ giúp cho việc học của trẻ được kiểm soát, cải thiện và khiến cho không khí gia đình nhẹ nhàng và gắn kết.
Tắt ti vi. Hãy đưa ra một luật lệ rằng trong giờ học không được mở tivi. Có thể nói rằng các chương trình trên tivi thu hút trẻ không khác gì những con ong với mật ong. Trẻ có thể xem xong chương trình yêu thích vào buổi tối, và sau đó phải ngồi vào bàn học.
Thế còn radio thì sao? Mở hay tắt gì cũng được. Ngược lại với tivi, nhiều chuyên gia cho rằng trẻ vẫn học rất tốt khi radio đang mở kênh ca nhạc ưa thích. Nói chung, tuỳ thuộc vào thói quen học của trẻ để tắt hay mở radio.
Theo kinh nghiệm, có rất nhiều người thuộc tuýp người phải nghe nhạc êm dịu thì mới học tốt nhưng cũng có nhiều người khác khi học lại cần một không gian hoàn toàn tĩnh lặng.
Cần phải đặt ra các luật lệ về sử dụng điện thoại trong gia đình và giờ học ở nhà. Càng có nhiều người sống chung trong gia đình thì qui định về sử dụng điện thoại càng phải chặt chẽ. Nên đặt cạnh điện thoại một cái đồng hồ để tiện nhắc nhở, tránh trường hợp trẻ “nấu cháo” điện thoại. Ngoài ra, đồng hồ cũng giúp nhắc nhở giờ học, giờ đến trường, giờ làm bài tập ở nhà hoặc giờ thảo luận giữa cha mẹ và con cái về việc học ở trường.
Nếu có điều kiện, hãy thiết kế riêng cho trẻ một góc học tập. Nên đặt góc học tập hay bàn học của trẻ trong phòng riêng hoặc ở gần nhà bếp hoặc bàn ăn để người lớn có thể giúp trẻ khi cần. Cần loại bỏ tối đa những yếu tố gây sao lãng việc học của trẻ.
Bởi vì trẻ thường học ngay trong phòng riêng của mình nên việc thiết kế một căn phòng nhiều chức năng, tiện dụng quan trọng hơn thiết kế một căn phòng đẹp.
Bàn học dành cho trẻ không cần nhiều không gian để bày bừa nhiều tài liệu. Bàn học cần có chỗ để đặt mọi thứ cần thiết như bút chì, bút, giấy, sách cũng như những vật dụng thiết yếu khác.
Hãy xem xét việc đặt một tấm bảng ghi chú trong phòng của trẻ. Tấm bảng này có thể không đẹp lắm nhưng nên được chia thành nhiều phần để dán lên đó các mẫu giấy ghi chú việc học ở trường. Bạn có thể sơn, vẽ hoặc phủ vải lên tấm bảng để tấm bảng đẹp hơn, thậm chí bạn có thể giao việc trang trí này cho trẻ.
Khuyến khích trẻ viết vào một cuốn sổ nhỏ các bài tập được giao. Như thế sẽ không quên hoặc nhầm lẫn về bài vở cần nộp cho thầy cô.
Trẻ cần luôn có đủ những dụng cụ học tập. Hãy thường xuyên kiểm tra những vật dụng cần thiết của con bạn. Tốt nhất bạn hãy dạy cho trẻ luôn chuẩn bị đầy đủ giấy, viết, bút chì, giấy ghi chú, tập, …
Học đều đặn là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Cố gắng sắp xếp thời gian biểu để thời gian học ở nhà của trẻ được diễn ra vào một giờ qui định và cố gắng giữ cho quy định này được thực hiện liên tục nhằm tạo thói quen cho trẻ.
Theo dõi sự tiến bộ của trẻ sau một thời gian trẻ làm bài tập ở nhà. Hãy cho phép trẻ được nghỉ giải lao sau một khoảng thời gian học. Đừng bắt trẻ ngồi học suốt trong khoảng thời gian dài.
Tổ chức việc học và làm bài tập ở nhà. Hãy chuẩn bị một tấm lịch lớn, có khoảng trống để điền nội dung vào mỗi ngày. Nên phân chia tờ lịch theo từng giai đoạn và ghi rõ mục tiêu của giai đoạn đó bằng bút màu nổi bật. Dùng bút màu để đánh dấu vào những ngày thi, dùng bút màu đánh dấu những việc đã hoàn thành. Cách thức này giúp trẻ và phụ huynh thực hiện kế hoạch đúng thời hạn, không bỏ sót cũng như không đợi “nước đến chân mới nhảy”.
Dạy cho trẻ biết rằng học ở nhà không chỉ là làm bài tập về nhà. Một trong những suy nghĩ sai lầm thường thấy là quan niệm hoàn thành các bài tập ở nhà là đã học đủ. Hãy khuyến khích trẻ làm những việc sau đây ngoài việc giải các bài tập:
- Ghi chú lại những ý chính đã đọc trong bài
- Học kỹ thuật đọc lướt và nắm ý
- Học cách đọc hiểu các bảng biểu và sơ đồ
- Học cách tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn ngữ của mình
- Học cách ghi nhớ ngày tháng, công thức, cách đánh vần từ mới, …
Ghi chép là kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải rèn luyện. Nhiều học sinh, sinh viên không biết phải ghi chép ở lớp như thế nào. Thường thì trẻ cho rằng phải ghi lại hết từng chữ mà giáo viên đã nói. Nhưng phụ huynh cũng cần hướng dẫn cho trẻ cách thức ghi chú bài giảng dưới dạng dàn ý, để khi đọc lại thì có thể nhanh chóng hiểu được bài đã học.
Một trong những kỹ thuật ghi chép và tóm tắt bài giảng rất hiệu quả là kỹ thuật sử dụng Bản đồ tư duy.
Có nên viết lại phần đã ghi chép hay không? Trong một vài trường hợp, trẻ nên ghi chép lại bài, đặc biệt là khi bài chép tốc độ nhanh, không theo một cấu trúc. Viết lại bài là việc làm mất thời gian nhưng đó là một cách xem lại bài rất tốt. Nhưng việc viết lại bài sẽ không đáng giá nếu chỉ để xem lại và học thuộc nội dung.
Nên có một quyển bách khoa toàn thư ở nhà. Tuy nhiên, nếu cuốn bách khoa toàn thư đó chỉ để đặt trên kệ và bám bụi thì sẽ chẳng có giá trị gì. Hãy đặt cuốn bách khoa ở vị trí có thể thường xuyên tra cứu và làm sao con của bạn có thể xem chúng bất kỳ lúc nào. Nếu bộ bách khoa toàn thư của gia đình được đặt ở phòng sinh hoạt gia đình (phòng khách) và con của bạn học trong phòng riêng thì hãy chuẩn bị cho trẻ một bộ bách khoa có nội dung vừa đủ với lứa tuổi của trẻ để trong phòng của trẻ.
Giúp trẻ tự tin khi làm các bài kiểm tra. Làm bài kiểm tra là nhiệm vụ mà nhiều trẻ cảm thấy rất sợ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng ôn bài đến nửa đêm cho bài kiểm tra ngày mai là không có hiệu quả. Tốt hơn hết là hãy có một giấc ngủ ngon. Hãy nhắc nhở trẻ nên đọc thật kỹ đề bài trước khi làm bài. Hãy chỉ dẫn cho trẻ nên bỏ qua những câu chưa thể trả lời để hoàn thành các câu khác trước, sau đó còn thời gian mới quay lại làm tiếp.
Phụ huynh cần đưa ra những lời khuyên hữu ích cho trẻ trước khi kiểm tra hoặc thi như: ngủ một giấc ngủ thật sâu, thư giãn và luôn luôn mang theo bút dự phòng.
Nên theo dõi trẻ trong lúc trẻ làm bài tập về nhà và phát hiện ra thái độ mệt mỏi của trẻ. Có thể cho trẻ nghỉ ngơi vài phút nếu trẻ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi hay bực mình vì bài tập quá dài hoặc quá khó. Vào thời điểm đó, phụ huynh có thể ghi chú lại và để gởi đến giáo viên nhằm giải thích về trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Phụ huynh cũng có thể đề nghị gặp giáo viên để có thể thảo luận về độ dài và chất lượng của những bài tập về nhà cho học sinh.
Phụ huynh có nên giúp trẻ làm bài tập về nhà hay không? Phụ huynh giúp trẻ là việc cần thiết, ví dụ giúp trẻ đánh vần hoặc kiểm tra kết quả bài tập toán hoặc xem thử tại sao trẻ không thể giải ra bài toán khó. Tuy nhiên, phụ huynh không nên giúp trẻ trong trường hợp trẻ hoàn toàn có thể tự làm được. Phụ huynh phải luôn luôn bình tĩnh và sẵn sàng hỗ trợ trẻ làm bài tập ở nhà. Hãy luôn nhớ rằng giúp trẻ một cách miễn cưỡng thì còn tệ hơn là không giúp gì cả!
Phụ huynh cần đọc yêu cầu bài và kiểm tra sau khi trẻ đã hoàn thành công việc. Hãy luôn khen ngợi trẻ vì trẻ đã hoàn thành công việc, đừng biến giờ học ở nhà của trẻ thành cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái.
Hãy rèn luyện cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch bằng cách yêu cầu trẻ giúp cha mẹ lên chương trình cho một chuyến du lịch của gia đình. Hãy giúp trẻ xác định địa điểm đi chơi trên bản đồ. Hãy hướng dẫn trẻ sử dụng Internet hoặc sách hướng dẫn để tìm hiểu về nơi gia đình sắp đến chơi.
Hãy bình tĩnh khi nhận sổ liên lạc của con. Để tránh các cú sốc hay buồn phiền về việc học của con cái, cha mẹ và trẻ nên thường xuyên trao đổi với nhau: “Mọi việc đang diễn ra ở trường như thế nào?”, “Bài kiểm tra toán như thế nào?”, “Bài văn được viết ra sao?”, “Con có cần cha/mẹ giúp gì không?”, “Giờ học ngoại khoá của con diễn ra như thế nào?”,…
Phụ huynh nên giúp trẻ viết ra nhưng điều cần lưu ý để học tốt sau những lần thất bại. Phụ huynh cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên để nắm tình hình học tập của con mình. Tuy nhiên, việc liên lạc này nên hết sức khéo léo và tế nhị vì nếu bạn luôn gay gắt, khó chịu với giáo viên về các bài tập của con, bạn có thể trở thành những bậc phụ huynh hợm hĩnh, khó tính và không có hiểu biết trong mắt các thầy cô giáo của con bạn.
02/03/2008
CENTEA xin giới thiệu một số chỉ dẫn để các bậc phụ huynh tạo cho con em mình có thói quen học tập và làm bài tập về nhà. Việc hiểu biết và thực hành nghiêm túc các chỉ dẫn này, sẽ giúp cho việc học của trẻ được kiểm soát, cải thiện và khiến cho không khí gia đình nhẹ nhàng và gắn kết.
Tắt ti vi. Hãy đưa ra một luật lệ rằng trong giờ học không được mở tivi. Có thể nói rằng các chương trình trên tivi thu hút trẻ không khác gì những con ong với mật ong. Trẻ có thể xem xong chương trình yêu thích vào buổi tối, và sau đó phải ngồi vào bàn học.
Thế còn radio thì sao? Mở hay tắt gì cũng được. Ngược lại với tivi, nhiều chuyên gia cho rằng trẻ vẫn học rất tốt khi radio đang mở kênh ca nhạc ưa thích. Nói chung, tuỳ thuộc vào thói quen học của trẻ để tắt hay mở radio.
Theo kinh nghiệm, có rất nhiều người thuộc tuýp người phải nghe nhạc êm dịu thì mới học tốt nhưng cũng có nhiều người khác khi học lại cần một không gian hoàn toàn tĩnh lặng.
Cần phải đặt ra các luật lệ về sử dụng điện thoại trong gia đình và giờ học ở nhà. Càng có nhiều người sống chung trong gia đình thì qui định về sử dụng điện thoại càng phải chặt chẽ. Nên đặt cạnh điện thoại một cái đồng hồ để tiện nhắc nhở, tránh trường hợp trẻ “nấu cháo” điện thoại. Ngoài ra, đồng hồ cũng giúp nhắc nhở giờ học, giờ đến trường, giờ làm bài tập ở nhà hoặc giờ thảo luận giữa cha mẹ và con cái về việc học ở trường.
Nếu có điều kiện, hãy thiết kế riêng cho trẻ một góc học tập. Nên đặt góc học tập hay bàn học của trẻ trong phòng riêng hoặc ở gần nhà bếp hoặc bàn ăn để người lớn có thể giúp trẻ khi cần. Cần loại bỏ tối đa những yếu tố gây sao lãng việc học của trẻ.
Bởi vì trẻ thường học ngay trong phòng riêng của mình nên việc thiết kế một căn phòng nhiều chức năng, tiện dụng quan trọng hơn thiết kế một căn phòng đẹp.
Bàn học dành cho trẻ không cần nhiều không gian để bày bừa nhiều tài liệu. Bàn học cần có chỗ để đặt mọi thứ cần thiết như bút chì, bút, giấy, sách cũng như những vật dụng thiết yếu khác.
Hãy xem xét việc đặt một tấm bảng ghi chú trong phòng của trẻ. Tấm bảng này có thể không đẹp lắm nhưng nên được chia thành nhiều phần để dán lên đó các mẫu giấy ghi chú việc học ở trường. Bạn có thể sơn, vẽ hoặc phủ vải lên tấm bảng để tấm bảng đẹp hơn, thậm chí bạn có thể giao việc trang trí này cho trẻ.
Khuyến khích trẻ viết vào một cuốn sổ nhỏ các bài tập được giao. Như thế sẽ không quên hoặc nhầm lẫn về bài vở cần nộp cho thầy cô.
Trẻ cần luôn có đủ những dụng cụ học tập. Hãy thường xuyên kiểm tra những vật dụng cần thiết của con bạn. Tốt nhất bạn hãy dạy cho trẻ luôn chuẩn bị đầy đủ giấy, viết, bút chì, giấy ghi chú, tập, …
Học đều đặn là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Cố gắng sắp xếp thời gian biểu để thời gian học ở nhà của trẻ được diễn ra vào một giờ qui định và cố gắng giữ cho quy định này được thực hiện liên tục nhằm tạo thói quen cho trẻ.
Theo dõi sự tiến bộ của trẻ sau một thời gian trẻ làm bài tập ở nhà. Hãy cho phép trẻ được nghỉ giải lao sau một khoảng thời gian học. Đừng bắt trẻ ngồi học suốt trong khoảng thời gian dài.
Tổ chức việc học và làm bài tập ở nhà. Hãy chuẩn bị một tấm lịch lớn, có khoảng trống để điền nội dung vào mỗi ngày. Nên phân chia tờ lịch theo từng giai đoạn và ghi rõ mục tiêu của giai đoạn đó bằng bút màu nổi bật. Dùng bút màu để đánh dấu vào những ngày thi, dùng bút màu đánh dấu những việc đã hoàn thành. Cách thức này giúp trẻ và phụ huynh thực hiện kế hoạch đúng thời hạn, không bỏ sót cũng như không đợi “nước đến chân mới nhảy”.
Dạy cho trẻ biết rằng học ở nhà không chỉ là làm bài tập về nhà. Một trong những suy nghĩ sai lầm thường thấy là quan niệm hoàn thành các bài tập ở nhà là đã học đủ. Hãy khuyến khích trẻ làm những việc sau đây ngoài việc giải các bài tập:
- Ghi chú lại những ý chính đã đọc trong bài
- Học kỹ thuật đọc lướt và nắm ý
- Học cách đọc hiểu các bảng biểu và sơ đồ
- Học cách tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn ngữ của mình
- Học cách ghi nhớ ngày tháng, công thức, cách đánh vần từ mới, …
Ghi chép là kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải rèn luyện. Nhiều học sinh, sinh viên không biết phải ghi chép ở lớp như thế nào. Thường thì trẻ cho rằng phải ghi lại hết từng chữ mà giáo viên đã nói. Nhưng phụ huynh cũng cần hướng dẫn cho trẻ cách thức ghi chú bài giảng dưới dạng dàn ý, để khi đọc lại thì có thể nhanh chóng hiểu được bài đã học.
Một trong những kỹ thuật ghi chép và tóm tắt bài giảng rất hiệu quả là kỹ thuật sử dụng Bản đồ tư duy.
Có nên viết lại phần đã ghi chép hay không? Trong một vài trường hợp, trẻ nên ghi chép lại bài, đặc biệt là khi bài chép tốc độ nhanh, không theo một cấu trúc. Viết lại bài là việc làm mất thời gian nhưng đó là một cách xem lại bài rất tốt. Nhưng việc viết lại bài sẽ không đáng giá nếu chỉ để xem lại và học thuộc nội dung.
Nên có một quyển bách khoa toàn thư ở nhà. Tuy nhiên, nếu cuốn bách khoa toàn thư đó chỉ để đặt trên kệ và bám bụi thì sẽ chẳng có giá trị gì. Hãy đặt cuốn bách khoa ở vị trí có thể thường xuyên tra cứu và làm sao con của bạn có thể xem chúng bất kỳ lúc nào. Nếu bộ bách khoa toàn thư của gia đình được đặt ở phòng sinh hoạt gia đình (phòng khách) và con của bạn học trong phòng riêng thì hãy chuẩn bị cho trẻ một bộ bách khoa có nội dung vừa đủ với lứa tuổi của trẻ để trong phòng của trẻ.
Giúp trẻ tự tin khi làm các bài kiểm tra. Làm bài kiểm tra là nhiệm vụ mà nhiều trẻ cảm thấy rất sợ. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng ôn bài đến nửa đêm cho bài kiểm tra ngày mai là không có hiệu quả. Tốt hơn hết là hãy có một giấc ngủ ngon. Hãy nhắc nhở trẻ nên đọc thật kỹ đề bài trước khi làm bài. Hãy chỉ dẫn cho trẻ nên bỏ qua những câu chưa thể trả lời để hoàn thành các câu khác trước, sau đó còn thời gian mới quay lại làm tiếp.
Phụ huynh cần đưa ra những lời khuyên hữu ích cho trẻ trước khi kiểm tra hoặc thi như: ngủ một giấc ngủ thật sâu, thư giãn và luôn luôn mang theo bút dự phòng.
Nên theo dõi trẻ trong lúc trẻ làm bài tập về nhà và phát hiện ra thái độ mệt mỏi của trẻ. Có thể cho trẻ nghỉ ngơi vài phút nếu trẻ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi hay bực mình vì bài tập quá dài hoặc quá khó. Vào thời điểm đó, phụ huynh có thể ghi chú lại và để gởi đến giáo viên nhằm giải thích về trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc hoàn thành bài tập về nhà. Phụ huynh cũng có thể đề nghị gặp giáo viên để có thể thảo luận về độ dài và chất lượng của những bài tập về nhà cho học sinh.
Phụ huynh có nên giúp trẻ làm bài tập về nhà hay không? Phụ huynh giúp trẻ là việc cần thiết, ví dụ giúp trẻ đánh vần hoặc kiểm tra kết quả bài tập toán hoặc xem thử tại sao trẻ không thể giải ra bài toán khó. Tuy nhiên, phụ huynh không nên giúp trẻ trong trường hợp trẻ hoàn toàn có thể tự làm được. Phụ huynh phải luôn luôn bình tĩnh và sẵn sàng hỗ trợ trẻ làm bài tập ở nhà. Hãy luôn nhớ rằng giúp trẻ một cách miễn cưỡng thì còn tệ hơn là không giúp gì cả!
Phụ huynh cần đọc yêu cầu bài và kiểm tra sau khi trẻ đã hoàn thành công việc. Hãy luôn khen ngợi trẻ vì trẻ đã hoàn thành công việc, đừng biến giờ học ở nhà của trẻ thành cuộc chiến giữa cha mẹ và con cái.
Hãy rèn luyện cho trẻ kỹ năng lập kế hoạch bằng cách yêu cầu trẻ giúp cha mẹ lên chương trình cho một chuyến du lịch của gia đình. Hãy giúp trẻ xác định địa điểm đi chơi trên bản đồ. Hãy hướng dẫn trẻ sử dụng Internet hoặc sách hướng dẫn để tìm hiểu về nơi gia đình sắp đến chơi.
Hãy bình tĩnh khi nhận sổ liên lạc của con. Để tránh các cú sốc hay buồn phiền về việc học của con cái, cha mẹ và trẻ nên thường xuyên trao đổi với nhau: “Mọi việc đang diễn ra ở trường như thế nào?”, “Bài kiểm tra toán như thế nào?”, “Bài văn được viết ra sao?”, “Con có cần cha/mẹ giúp gì không?”, “Giờ học ngoại khoá của con diễn ra như thế nào?”,…
Phụ huynh nên giúp trẻ viết ra nhưng điều cần lưu ý để học tốt sau những lần thất bại. Phụ huynh cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên để nắm tình hình học tập của con mình. Tuy nhiên, việc liên lạc này nên hết sức khéo léo và tế nhị vì nếu bạn luôn gay gắt, khó chịu với giáo viên về các bài tập của con, bạn có thể trở thành những bậc phụ huynh hợm hĩnh, khó tính và không có hiểu biết trong mắt các thầy cô giáo của con bạn.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết